TẬN DỤNG FRAMEWORK 空雨傘 KHI VIẾT BÁO CÁO

Nguồn: Tomonivj.jp

 Thông thường tháng 4 hàng năm là thời điểm các bạn sinh viên năm 4 sẽ chính thức tốt nghiệp và bắt đầu quãng thời gian đi làm của mình. Có rất nhiều điều cần phải học trước khi vào làm chính thức tại các công ty Nhật, trong đó phải kể tới kỹ năng viết báo cáo . 

 Trong bài viết dưới đây, Tomoni sẽ cùng các bạn trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để có thể trình bày báo cáo hiệu quả hơn đối với cấp trên”.

 *Bài viết được tổng hợp dựa trên bài phỏng vấn với ông Yuiga Kitano – tác giả cuốn sách “Thư gửi các bạn sinh viên nhận được Naitei” (内定者への手紙).

 Áp dụng framework “空”,”雨”, “傘” để báo cáo rõ ràng hơn

Trước tiên, ta cùng tìm hiểu thêm về framework “空”,”雨”, “傘” hay được các công ty tư vấn sử dụng để giải quyết các vấn đề. Hiểu một cách đơn giản, là đây là framework để viết báo cáo trong đó ta sẽ tách bạch giữa 事実 (SỰ THẬT) và 解釈 (DIỄN GIẢI dựa trên SỰ THẬT ).  

    空: Có đám mây đen lớn ở trên bầu trời phía kia → SỰ THẬT
    雨: Tôi nghĩ là trời sắp mưa rồi → DIỄN GIẢI
    傘:  Tôi nghĩ anh cần mang theo ô → CHỈ DẪN 

 Các nhân viên mới đi làm còn chưa có nhiều kinh nghiệm thường không biết cách tách bạch SỰ THẬT và DIỄN GIẢI của bản thân khi trình bày. Việc không tách biệt rõ ràng khi báo cáo này có thể khiến người nhận được báo cáo gặp khó khăn trong việc phán đoán 1 tình huống. 

 Ví dụ, khi xảy ra một sự việc A nào đó (sự thật), một người chưa có kinh nghiệm có thể diễn giải nó theo hướng tiêu cực và không tìm ra được hướng giải quyết vấn đề phù hợp. Tuy nhiên đối với người đã có kinh nghiệm, thì họ hoàn toàn có thể diễn giải nó theo 1 hướng lạc quan hơn, từ đó có thể thấy được nhiều cơ hội và hướng giải quyết mới. 

 Do đó khi báo cáo với cấp trên, thay vì nói gộp cả SỰ THẬT + DIỄN GIẢI của bản thân, thì ta nên nói theo hướng : “「事実に関してはこういうが起きました。それを私なりに解釈するとこういうことです」” (Tình hình thực tế là đã xảy ra sự việc như thế này. Theo tôi nghĩ thì,…Từ việc này tôi có cách nhìn nhận như sau…). 

 Việc tách bạch riêng SỰ THẬT và DIỄN GIẢI cá nhân như trên sẽ giúp người nhận báo cáo nắm được rõ tình hình hơn, không bị nhiễu loạn thông tin bởi các suy nghĩ, nhận định chủ quan của người báo cáo.      Mong rằng sau bài viết này các bạn có thể phần nào hình dung được framework 空雨傘 khi viết báo cáo. Đừng quên Tomoni cũng đã và đang triển khai các dịch vụ hỗ trợ kiểm duyệt hồ sơ và luyện phỏng vấn xin việc cho các ứng viên nhé. Thông tin chi tiết xem tại: http://bit.ly/VieclamMpken.

Bài cùng chuyên mục