NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN VIỆC (VISA TOKUTEI GINO)

Hiện nay tại Nhật có đến 14 ngành nghề được tiếp nhận visa Tokuteigino. Chính vì thế, người lao động đang làm việc theo visa này ngoài khả năng gia hạn visa để làm tiếp ngành nghề này, còn có thể chuyển việc sang ngành nghề khác (trong quy định). Tuy nhiên, cần lưu ý là khi chuyển việc, cho dù là chuyển việc cùng ngành hay khác ngành bản thân đang làm thì cũng cần làm thủ tục xin lại visa mới.

Visa Kỹ năng đặc định được chia thành 2 loại: Visa kỹ năng đặc định loại 1 (特定機能1号) và kỹ năng đặc định loại 2 ( 特定機能2号).

Điểm khác nhau giữa visa Kỹ năng đặc định loại 1 và 2:

Thời hạn tối đa được ở lại Nhật Bản đối với lao động nước ngoài đi visa kỹ năng đặc định loại 1 là 5 năm, nếu không chuyển đổi được lên loại 2 thì phải về nước. Trong khi đó, loại 2 người lao động sẽ được phép gia hạn không giới hạn số lần và hoàn toàn có thể xin vĩnh trú, ở lại Nhật lâu dài tới tuổi nghỉ hưu, và được phép đón gia đình sang Nhật để sống cùng.

Như thế, người lao động theo visa Kỹ năng đặc định loại 1 có thể chuyển việc sang công ty khác trong cùng một ngành nghề chứ không thể sang công ty khác làm 1 công việc khác.

Sau khi làm việc 5 năm và kết thúc visa Kỹ năng đặc định loại 1, nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản. Trong quá trình 5 năm của loại 1, có thể chuyển việc sang công ty cùng ngành, hoặc trái ngành (chuyển việc bên ngoài ngành nghề của loại hình visa). Đây là trường hợp mà người lao động làm việc theo visa Kỹ năng đặc định, được xác nhận là có kỹ năng tiêu chuẩn chung (giữa 2 ngành nghề) dựa vào kết quả của các kì thi. Ví dụ người lao động đỗ kỳ thi Kỹ năng đặc định ngành nghề Chế tạo (kỹ thuật hàn), thì có thể làm việc trong cả 3 ngành nghề: Chế tạo vật liệu,  Chế tạo máy móc sản xuất, Điện – Điện tử – Thông tin do 3 ngành nghề này có những yêu cầu chung.

Do đó, khi chuyển việc, nên tìm hiểu xem loại hình visa và công việc của bản thân có thể chuyển việc trái ngành hay không. Và đừng quên dù chuyển việc cùng ngành hay trái ngành thì cũng cần xin lại visa mới bạn nhé.

Ngoài ra cần lưu ý là phải tiếp tục làm việc ở công ty cũ cho đến khi có visa mới các bạn nhé.

Nguồn: tomoni

 

Bài cùng chuyên mục