Một vài tips khi viết luận văn đại học

Nguồn Tomonivj.jp

Viết luận văn tốt nghiệp đại học luôn là một trong những nỗi niềm trăn trở chung của rất nhiều bạn sinh viên. Nhất là khác với viết report thông thường, luận văn tốt nghiệp yêu cầu tính độc nhất. Thông thường từ lúc sinh viên quyết định đề tài đến lúc hoàn thành luận văn tốn tầm 1 năm. Do đó hôm nay MPKEN JUKU sẽ phân tích những khó khăn sinh viên hay gặp phải khi viết luận văn từ đó giới thiệu một số lời khuyên của các anh chị sempai đi trước về việc làm sao để viết tốt luận văn nhé.

TOP những khó khăn khi viết luận văn của sinh viên Nhật 

Theo một bảng khảo sát của MyNavi về top những khó khăn của sinh viên khi viết luận văn tốt nghiệp của 404 người đã đi làm vào vào tháng 6 năm 2021, ta có thể thấy được kết quả dưới đây: 

  1. 20.8% không biết cách viết triển khai một luận văn logic 
  2. 16.8% gặp khó khăn phân bổ thời gian khi viết luận 
  3. 16.6% không quyết định được đề tài luận văn 
  4. 16.6% lo lắng luận văn mình viết luận văn thiếu tính nhất quán
  5. 7.4% lo lắng luận văn mình không đạt yêu cầu

Như vậy từ số liệu trên có thể thấy không chỉ riêng sinh viên người nước ngoài, sinh viên Nhật cũng gặp nhiều khó khăn nhất khi triển khai một luận văn logic. Làm thế nào để tổ chức các luận điểm, luận cứ trong bài luận văn một cách thật hợp lí, làm thế nào để viết phần mở đầu trôi chảy là những lo lắng của những sinh viên này. Khi viết luận văn các bạn sinh viên cũng thường phải song song quá trình tìm việc nên cách phân bổ quãng thời gian hợp lý cũng lại là một bài toán khó. Vậy làm sao để viết được một bài luận văn hoàn chỉnh?

Cách chọn đề tài luận văn tốt 

Tip số 1: Chọn đề tài chưa ai từng làm 

Việc chọn một đề tài chưa ai từng làm để nghiên cứu là một việc cần thiết. Khai thác những góc nhìn mới lạ luôn là điều cần thiết khi nghiên cứu. Hơn nữa khi chọn những đề tài cũ để nghiên cứu sinh viên không có nhiều kinh nghiệm dễ gặp phải những ý kiến trái chiều do nhiều chuyên gia khác đã tập trung nghiên cứu về vấn đề trước đó. Do đó bí quyết chọn đề tài cho sinh viên ở đây chính là “những đề tài hot, trending” mới được đề cập trên báo chí. 

Lý do nên chọn những đề tài trending đang nổi trên thị trường:

Thứ nhất, đây đều là những đề tài chưa ai nghiên cứu. Các bạn sinh viên khi còn trẻ còn có nhiều ý tưởng có thể liên hệ tới những mảng đề tài mới nổi trên báo chí. Các giáo sư trên trường đại học thường mất rất nhiều năm nghiên cứu những kiến thức cũ tuy nhiên đối với những chủ đề mới kiến thức của các giáo sư có khi cũng chỉ bằng các bạn sinh viên nên hãy tận dụng cơ hội này để chọn cho mình một đề tài thú vị. 

Thứ hai, những đề tài đang nổi thường nhận được nhiều sự quan tâm vì có tiềm năng ứng dụng cao. Thay vì nghiên cứu những đề tài không có tính ứng dụng cao trong thời đại hiện nay, nghiên cứu những đề tài thực tế lại có giá trị sử dụng cao hơn nhiều. Quỹ trợ cấp nghiên cứu khoa học của Nhật cũng có xu hướng trợ cấp cho những nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao hơn. Ngoài ra những nghiên cứu mới thường có khả năng giúp thúc đẩy nền kinh tế nên đây cũng là một điểm mạnh giúp sinh viên trong quá trình tìm việc. 

Sau khi cân nhắc những yếu tố trên sinh viên hãy chọn những đề tài cân bằng các yếu tố như hướng phát triển đề tài phù hợp với giáo viên hướng dẫn của mình hay sở thích của bản thân nhé. 

Tip số 2: Chọn những đề tài cụ thể, tự mình có thể nghiên cứu 

Sinh viên không nên chọn những đề tài quá rộng mà hãy chọn những đề tài cụ thể được thu hẹp. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về việc chọn đề tài:

Cách chọn đề tài quá rộng: Nghiên cứu về xu hướng thời trang hiện tại của giới trẻ 

  • Những phong cách thời trang hiện có
  • Sự khác biệt về phong cách thời trang theo độ tuổi
  • Sự khác biệt về phong cách thời trang theo giới tính
  • Lịch sử của thời trang theo khu vực, quốc gia,vv

→ Đề tài này có rất nhiều mảng cần phải nghiên cứu mà mảng nào cũng rất rộng và tốn thời gian để hoàn thành. Thay vào đó, bạn có thể thu hẹp đề tài để dễ viết hơn như: “Nghiên cứu về xu hướng thời trang hiện tại của nữ sinh viên đại học”.

Một tip nhỏ dành cho các bạn sinh viên đó chính là hãy chọn nghiên cứu đề tài mình cảm thấy hứng thú. Chọn đề tài mình cảm thấy hứng thú cũng khiến sinh viên dễ triển khai các ý hơn. 

Nên bắt đầu viết luận văn từ bao giờ? 

 Sau khi tìm hiểu và biết được đề tài luận văn mình muốn viết, hãy bắt tay vào viết luận văn ngay nhé. Khi bắt đầu bước vào năm 4 chính là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu viết luận văn (Đặc biệt với các bạn khối tự nhiên).

Liên lạc với thầy giáo hướng dẫn càng sớm càng tốt

Bạn nên liên lạc với các thầy giáo hướng dẫn càng sớm càng tốt. Đánh giá đề tài luận văn của bạn ngoài thầy giáo hướng dẫn chính còn có một thầy giáo phụ. Có nhiều trường hợp một thầy hướng dẫn phải chịu trách nhiệm đến 30 bạn sinh viên nên việc tỉ mỉ hướng dẫn từng bạn là vô cùng khó. Cộng thêm việc các thầy hướng dẫn cũng cần làm những công việc khác ngoài hướng dẫn viết luận văn nên các bạn sinh viên cần lưu ý liên lạc với giáo viên hướng dẫn càng sớm càng tốt.  

Làm gì khi cảm thấy mất động lực khi viết luận văn?

 Nhiều bạn sinh viên năm cuối có những trải nghiệm như kể cả ngồi trước máy tính nhưng mãi vẫn không ra ý tưởng rồi cứ thế trì hoãn. Do đó mà gần đến ngày nộp ai cũng có trạng thái hoang mang lo lắng không biết bản thân nên làm gì. Bạn nên nhớ rằng bất kỳ ai cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu viết một cái gì đó. Lúc này điều bạn cần làm đó là đi theo những chỉ dẫn cụ thể dưới đây:

  • Tham khảo luận văn cùng chủ đề của người khác
  • Tạo đề mục, nghĩ trước hướng phát triển của luận văn
  • Tìm những luận văn tham khảo

a, Tham khảo luận văn cùng chủ đề của người khác

Sinh viên hãy tìm và đọc những đề tài nghiên cứu của người khác trước. Chú ý xem xem tác giả luận văn đó nghiên cứu về mảng gì, đưa ra những kết quả nghiên cứu gì. Thông qua việc đọc luận văn của người khác sinh viên cũng nên để ý xem luận văn của họ còn thiếu những phần nào và liệu mình có thể phát triển những nghiên cứu bổ sung cho luận văn đó hay không. 

Một ví dụ điển hình: Khi đọc luận văn “Nghiên cứu về gu thời trang của giới trẻ”

  • Tác giả có nghiên cứu về gu thời trang thường ngày của sinh viên cấp 3 

          → tuy nhiên tác giả lại không đề cập gì đến đồng phục của sinh viên cấp 3 → thử thách bản thân làm đề tài liên quan đến đồng phục của sinh viên 

Khi bạn chỉ có một ý tưởng viết luận văn rất mơ hồ thì hãy tìm những luận văn của các anh chị đi trước, đọc và phân tích xem mình có thể khai thác khía cạnh gì để bổ sung không. Đây cũng là cách bạn sẽ khai thác được đề tài của chính bản thân mình. 

b, Tạo đề mục, nghĩ trước hướng phát triển của luận văn

Mục lục đóng vai trò như kim chỉ nam để giữ định hướng khi viết một luận văn dài. Một bí quyết để tổ chức mục lục tốt đó chính là vừa viết vừa lập ra các giả thuyết để tạo một flow hoàn chỉnh. Để có thể thiết lập ra các giả thuyết trước khi viết bạn nên phác thảo sơ qua một số kết luận trước rồi bám vào đó để đưa ra các giả thuyết. Cần lưu í đây không phải là kết quả cuối cùng nên bạn cần suy nghĩ logic để làm một bài luận văn tốt nhất. 

c, Tham khảo các luận văn trước

Khi tạo mục lục bạn cũng nên thêm nhiều nguồn tin cậy từ kết quả các luận văn khác để tăng thêm tính thuyết phục cho luận văn của mình. 

Bài cùng chuyên mục